Để thiết kế bàn làm việc đẹp và mang lại hiệu quả cao khi sử dụng, đơn vị sản xuất luôn cần tính toán kỹ lưỡng, để đảm bảo rất nhiều yếu tố quan trọng. Trong đó, những yếu tố về hình dạng, kích thước, mục đích sử dụng, chất liệu, màu sắc, … là đáng chú ý nhất. Hãy cùng Work & Wonders khám phá chi tiết những yếu tố đáng lưu ý trên.
Kiểu dáng thiết kế bàn làm việc
Yếu tố kiểu dáng của bàn làm việc đóng vai trò quan trọng trong thiết kế và sản xuất. Kiểu dáng bàn đẹp đảm bảo tính thẩm mỹ cho sản phẩm, cũng như góp phần tạo nên ấn tượng tốt cho không gian sử dụng. Bên cạnh đó, kiểu dáng của bàn cần đảm bảo được thiết kế phù hợp với mục đích quá trình sử dụng, người dùng cũng như không gian đặt bàn.
Chính vì thế, hiện nay những mẫu bàn làm việc có thiết kế càng ngày càng đa dạng hơn, nhằm tối ưu hóa hiệu quả sử dụng. Trong đó, những mẫu bàn hình chữ nhật vẫn rất được ưa chuộng và sử dụng tại nhiều văn phòng khác nhau. Mẫu bàn này hay được dùng cho nhân viên, cũng như thích hợp với nhiều phong cách thiết kế nội thất khác nhau.
Ngoài ra, bàn làm việc hình chữ L, bàn cạnh V, bàn 120 độ cũng đàng càng ngày phổ biến. Thiết kế kiểu dáng bàn làm việc này được đánh giá tạo thêm nhiều không gian để sử dụng. Người dùng có thể đặt thêm nhiều đồ đạc, thiết bị, cũng như có thể dành để tiếp đón, trò chuyện với các vị khách, trong những trường hợp đặc biệt.
Các thiết kế độc đáo hơn, như dạng chữ O, hoặc bàn hình chữ C, bàn chữ U … cũng đang nhận được sự hoan nghênh của nhiều công ty. Mẫu sản phẩm này thường phù hợp với những thiết kế nội thất hoặc mục đích sử dụng đặc biệt. Chúng sở hữu đặc điểm riêng và có thể làm nên sự độc đáo, khác biệt cho không gian nội thất.
Xem thêm: Cách lựa chọn bàn làm việc gỗ thông đẹp
Kích thước bàn làm việc
Kích thước bàn làm việc là một yếu tố quan trọng để đảm bảo tạo nên thiết kế văn phòng đẹp. Thiết kế bàn làm việc cần có kích thước không quá to cũng như không quá nhỏ so với không gian sử dụng, nhằm đảm bảo tính đồng nhất trong thiết kế. Hơn nữa, kích thước đạt tiêu chuẩn sẽ bảo vệ cho sức khỏe của người sử dụng. Người dùng bàn sẽ không bị cong vẹo, đau lệch cột sống hay dễ bị ảnh hưởng đến đôi mắt.
Để xác định kích thước chuẩn cho bàn làm việc, đơn vị thiết kế và sản xuất cần lưu ý đến công năng sử dụng, kiểu dáng sản phẩm, số lượng người dùng. Trong đó, nếu như là bàn chữ nhật bình thường thì kích thước tiêu chuẩn là cao 75cm, rộng 60cm và dài 100cm. Nếu yêu cầu tính linh động thì sẽ cần lắp đặt thêm các bàn nối, bàn phụ. Ví dụ trong trường hợp bàn chữ L, thì nối thêm bàn phụ có chiều rộng 50cm, chiều dài tùy thuộc nhu cầu sử dụng. Trong trường hợp thiết kế ban đầu là bàn chữ L, nên tăng độ dài cho bàn chính lên thành 140cm.
Đối với những bàn có thiết kế cạnh V hoặc góc 120 độ thì có thể tăng thêm, giảm bớt chiều dài tùy theo nhu cầu sử dụng bàn. Bàn chữ nhật dành cho 4 – 6 người nên dài từ 160cm và rộng 80cm, chiều cao vẫn là 75cm. Nếu dùng cho 8 – 10 người thì cần dài từ 200cm trở lên và rộng 100cm.
Do có khá nhiều tiêu chuẩn khác nhau cho nên khi thiết kế bàn làm việc, bạn nên liên hệ với đơn vị sản xuất để thống nhất về kích thước sản phẩm.
Xem thêm: 4 lý do các văn phòng công ty lựa chọn bàn làm việc khung sắt
Mục đích và không gian sử dụng bàn làm việc
Mục đích sử dụng bàn làm việc là gì? Bạn cần dùng chúng để cho nhân viên hay cho lãnh đạo, tính chất công việc của người dùng bàn là gì? Không gian sử dụng bàn làm việc có đặc điểm như thế nào? Đây chính là những yếu tố ảnh hưởng lớn đến thiết kế bàn làm việc.
Ví dụ, nếu sử dụng cho nhân viên thì bàn có thiết kế đơn giản và phổ thông, phù hợp cho nhiều người cùng sử dụng. Chất liệu sản xuất phổ biến và giá thành rẻ. Nhưng nếu dành cho những giám đốc, lãnh đạo công ty thì bàn cần có thiết kế độc đáo, đặc trưng hơn. Khi sản xuất sử dụng những chất liệu cao cấp, cũng như có giá thành thường đắt đỏ hơn.
Bên cạnh đấy, những người làm các công việc liên quan đến giấy tờ, sổ sách thì nên dùng bàn có thiết kế rộng rãi. Nếu có hộc tủ, ngăn kéo đi kèm thì sẽ càng thích hợp. Những phụ kiện bàn làm việc này sẽ giúp ích rất nhiều cho người sử dụng.
Cách sắp xếp bàn làm việc trong từng không gian cũng là điều cần lưu ý. Nếu như sắp xếp ở những nơi có diện tích rộng thì kiểu dáng có thể đặc biệt và kích thước thường lớn hơn. Còn nếu phòng làm việc có diện tích nhỏ hoặc công ty theo đuổi phong cách đơn giản thì thiết kế khá cơ bản, phổ thông.
Xem thêm: Bàn làm việc ngồi bệt – đổi mới không gian làm việc tại nhà thời Covid
Chất liệu thiết kế bàn làm việc
Hiện nay, có nhiều loại vật liệu được sử dụng để sản xuất bàn làm việc. Ban đầu gỗ tự nhiên phổ biến nhất, chất liệu gỗ này mang tới vẻ đẹp ấn tượng và độc đáo cho những chiếc bàn. Bàn làm việc gỗ tự nhiên cũng có độ bền cao và hiệu quả sử dụng rất tốt. Tuy nhiên do ngày nay giá thành vật liệu này khá cao, cũng như để hạn chế nạn phá rừng mà gỗ công nghiệp đã được đưa vào ứng dụng.
Gỗ công nghiệp có ưu điểm là giá rẻ, lại dễ gia công nhiều mẫu mã khác nhau. Chất liệu gỗ công nghiệp cũng đảm bảo được nhiều yêu cầu khi sử dụng.
Bên cạnh đấy còn có bàn làm việc bằng nhựa, bàn inox, bàn khung sắt, bàn bằng kính. Mỗi loại sản phẩm này mang lại những ưu điểm riêng. Bàn bằng nhựa nhẹ và rẻ, nhưng không thân thiện với môi trường. Thiết kế bàn làm việc khung sắt hoặc inox chắc chắn và bền lâu. Bàn bằng kính có vẻ đẹp ấn tượng và sang trọng. Tuy nhiên chất liệu này không dễ ứng dụng đại trà.
Xem thêm: Thiết kế và bố trí bàn làm việc trong phòng ngủ
Màu sắc thiết kế bàn làm việc
Màu sắc thiết kế bàn làm việc rất đa dạng. Chúng có thể là màu trắng đơn giản, nhưng dễ ứng dụng. Hoặc đó là màu vàng nhạt trẻ trung, dễ hòa hợp với không gian nội thất.
Ngoài ra còn có những màu sắc nổi bật và rực rỡ như xanh, đỏ, tím, cam, … Màu sắc bàn làm việc như thế nào thường phụ thuộc vào không gian sử dụng, phong cách nội thất hoặc sở thích người dùng.
Như vậy để thiết kế bàn làm việc đẹp và đạt tiêu chuẩn, đơn vị sản xuất sẽ phải cân nhắc nhiều yếu tố. Xin mời các bạn cùng tham khảo để hiểu rõ hơn về quá trình hình thành một sản phẩm bàn làm việc đẹp và hữu dụng.
Xem thêm: 6 phong cách thiết kế bàn làm việc tại nhà đẹp và sang trọng